Thursday, 31 December 2015

Không có việc làm nào là giống nhau

Những đôi tất, chiếc mũ, khăn tã và nhiều thứ khác có thể đồng cỡ thế những nghề nghiệp thì không.
Tại JobStreet.com chúng tôi nhận thấy có nhiều người phải nghỉ việc do giảm biên chế hoặc muốn phát triển lên vị trí mới, nhưng họ không thể tìm được một việc làm tương tự công ty cũ tại bất kỳ đâu. Hãy suy nghĩ tích cực rằng: “Không có việc làm nào là hoàn toàn giống nhau.”
Không có việc làm nào giống nhau
Không có việc làm nào là giống nhau
Theo như một cựu nhân viên hàng không bị giảm biên chế đã gửi email về cho JobStreet.com, anh ta đã cố gắng tìm một việc làm tại công ty hàng không khác nhưng không được. Pete Noblet, một giám đốc khu vực cao cấp tại Hays nói: “Anh ấy có khả năng giải quyết vấn đề và hiểu được những vấn đề phức tạp và nên nghĩ rằng “Tôi có tìm việc làm ở đâu?”. Chính xác thì những khả năng của anh ấy hoàn toàn có thể áp dụng vào một công việc khác.
Chúng ta thường tìm việc làm dựa trên những kỹ năng chuyên môn. Nhưng Matthew Callow một nhà tâm lý học kiêm tư vấn tại Chandler Macleod cho rằng có điều quan trọng hơn thế. Đó là bạn phải hiểu được những gì bạn làm và những gì bạn không hài lòng trong công việc của mình. Liệu có phải những việc bạn đã làm rất xuất sắc có thực sự liên quan đến vị trí công việc của bạn hay không hay đó có đúng là cách bạn tương tác với văn hóa công ty, nhóm người hay một địa điểm nào đó hay không?
Chúng tôi tin vào những suy nghĩ vượt giới hạn. Điểm mấu chốt để thực hiện bước chuyển biến tốt nhất cho bạn đó là hãy tận dụng chất xám của bản thân một cách tốt nhất. Hãy sử dụng để khám phá thêm về bản thân, niềm đam mê, kỹ năng và những điều khiến bạn thực sự nổi trội.
Đây chính là phương pháp:
  • Hãy tìm kiếm môi trường, chứ không phải việc làm. Pete Noblet đưa ra lời khuyên rằng, chúng ta nên nghĩ đến những điều cơ quan tổ chức có thể đề nghị cho bạn, hơn là quan tâm đến những kỹ năng cần thiết cho công việc.  “Đây có thể là một con đường vòng cho sự nghiệp, thế nhưng nếu điều này cho bạn có được một nơi làm tốt hơn thì hãy làm điều đó.”

  • Tham khảo sự tư vấn nghề nghiệp. Những chuyên gia tư vấn nghề nghiệp là những người biết cách khơi gợi khả năng tiềm ẩn trong bạn và họ có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời mà bạn không thể tự làm được một mình. Shannon Roberts tổng giám đốc, chuyên gia tư vấn tại Chandler MacLeod cho rằng một giám sát phân xưởng cơ khí có thể là một nhà quản lý trong tương lai. Điều này có thể là không hề phù hợp với những khả năng của người đó, thế nhưng biết đâu họ có thể là một chuyên gia lý tưởng trong ngành.

  • Đọc nhiều hơn. Không ai trong chúng ta sinh ra đã là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Những blog chia sẽ nghề nghiệp, những dòng tin trên mạng xã hội Twitter hay những cuốn sáchhướng dẫn việc làm có thể hướng dẫn bạn làm được điều đó.

  • Hãy tìm một người có kinh nghiệm. Hãy tìm kiếm một người thành công mà bạn ngưỡng mộ. Nói chuyện với người đó. Hãy thật sự nói chuyện với người đó và hãy khai phá ý tưởng của họ.

  • Viết ra một kế hoạch nghề nghiệp. Khi bạn viết kế hoạch nghề nghiệp, bạn thấy được những mục tiêu bạn cần phấn đấu và cho phép bạn tự nhìn lại nghề nghiệp của mình.  Đừng bao giờ xem nhẹ giá trị của kế hoạch nghề nghiệp.

  • Mạnh dạn thay đổi. Cần khởi động lại trí óc của mình đi để vận dụng những điều mà bạn học được về chính mình. Noblet nói rằng “Đó không chỉ là những kỹ năng được sử dụng mà nằm ở chính suy nghĩ của bạn” . Hãy thay đổi cách suy nghĩ của bản thân và cân nhắc điều gì thật sự qua trọng trong một công việc. “Cũng có thể là ‘Tôi không kiếm đủ tiền’ nhưng tôi có được nhiều thứ khác đó là những cơ hội phát triển nghề nghiệp, những kỹ năng mềm, v.v…”

  • Nghe theo lời khuyên đúng người. Đôi khi những lời khuyên tốt nhất lại là từ những người bện cạnh bạn. Ai trong chúng ta đã từng nghe những người bạn, những đồng nghiệp và thậm chí từ cha mẹ mình khuyên rằng “Bạn nên làm …..”. Họ có thể nghĩ về những điều tốt nhất nếu họ trong tình huống của bạn, nhưng những lời khuyên này chưa chắc sẽ áp dụng tốt cho bạn. Chính vì thế hãy lắng nghe lời khuyên từ nhiều người.
Khám phá những bài viết liên quan:

Bí quyết tìm việc online: Tạo hồ sơ trực tuyến nổi bật

Bạn có muốn việc làm sẽ tự đến với mình? Có một điều ngày càng phổ biến là được các công ty tìm kiếm thì dễ dàng hơn nhiều so với việc đi tìm việc. Bởi vì ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên tài năng thông qua những trang mạng việc làm trực tuyến như JobStreet.com.
Xu hướng này đòi hỏi bạn phải biết kết hợp các mối quan hệ cùng những kỹ năng tìm việc truyền thống với sự hiện diện của mạng việc làm trực tuyến.
Tất cả những ứng viên có nhu cầu tìm việc và những người thay đổi việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn nên có hồ sơ JobStreet.com trực tuyến làm nổi bật những kỹ năng và kinh nghiệm. Bước sang thế kỷ 21, những điều đó là hoàn toàn cần thiết và thực sự có thể trở thành tấm vé để bạn tìm được việc làm tốt.
Bí quyết làm cho hồ sơ ứng tuyển trực tuyến nổi bật
Theo Jane McNeill, giám đốc tại Hays cho biết 75% nhà tuyển dụng tìm kiếm các hồ sơ ứng tuyển trực tuyến của các ứng viên.
Bạn càng đầu tư vào hồ sơ ứng tuyển trực tuyến càng nhiều, thì bạn có càng nhiều cơ hội việc làm. JobStreet.com gợi ý bạn một số bí quyết để viết một hồ sơ ứng tuyển nổi bật:
  • Sử dụng chức năng Pitch! của JobStreet.com: chức năng Pitch! của JobStreet.com giúp bạn tóm tắt về bản thân trong 300 từ. Đó là những tóm tắt về chuyên môn của bản thân và những tham vọng trong công việc của bạn trong công việc.
  •  Thêm vào những chi tiết quan trọng: đảm bảo bạn những chi tiết bạn liệt kê xúc tích nhất có thể về kinh nghiệm làm việc, tình trạng hồ sơ (đang còn làm hoặc đã nghỉ việc), những kỹ năng, bằng cấp đạt được và vị trí công việc bạn mong muốn.
  •  Chứng tỏ khả năng của bản thân. Hồ sơ ứng tuyển chính là lời chào hàng chính bản thân của bạn. Vì thế bạn hãy khéo léo sử dụng ngôn từ có tính thuyết phục. Nếu hồ sơ ứng tuyển của bạn nổi bật, nó sẽ được các nhà tuyển dụng hoặc công ty hàng đầu chú ý. Sử dụng động từ mạnh: Các động từ mạnh sẽ tạo ra hiệu quả thu hút người đọc. Bạn không nên nói: “Tôi sẽ chịu trách nhiệm lập báo cáo cho phòng”. Thay vì thế, bạn nên nói: “Tôi quản lý công tác lập báo cáo cho phòng”.
  •  Nêu bật các kỹ năng và thành tích đạt được. Theo McNeill, bạn cần nêu các ý chính, sử dụng ngôn từ ngắn gọn thuyết phục để làm nổi bật kinh nghiệm và thành tích bạn đạt được.
  •  Hồ sơ ứng tuyển cần thống nhất. Nếu bạn có nhiều hơn một hồ sơ ứng tuyển trực tuyến hoặc chỉ có một hồ sơ ứng tuyển, một trang mạng trình bày thông tin cá nhân / nghề nghiệp, bạn cần đảm bảo rằng nội dung thông tin phải thống nhất và cập nhật.
  •  Bao gồm những liên kết. Bạn nên có những liên kết cụ thể những thành công bạn đạt được trong quá khứ và có những ví dụ cụ thể về công việc của bạn nếu thông tin này được tìm thấy trên trang mạng trực tuyến. Bạn cũng có thể liên kết tới các nhóm công việc chuyên môn mà bạn tham gia thực hiện. Tiếp thị bản thân có khả năng làm nổi bật thương hiệu cá nhân của bạn.
  •  Cập nhật hồ sơ ứng tuyển trực tuyến. Công cụ hồ sơ ứng tuyển trực tuyến (JobStreet.com profile) cho phép bạn cập nhật hồ sơ ứng tuyển của bạn lên trang www.jobstreet.vn. Điều này giúp nhà tuyển dụng tiếp cận với hồ sơ ứng tuyển nhanh chóng và bạn có cơ hội tiến gần hơn với việc làm phù hợp. McNeill cho biết một hình ảnh ấn tượng tốt và chuyên nghiệp là rất cần thiết.

Chắc chắn rằng hồ sơ ứng tuyển trực tuyến của bạn là một phần quan trọng của bạn. Vì thế ngay bây giờ hãy làm điều đấy. Chỉ mất một vài phút để cập nhật hồ sơ ứng tuyển trực tuyến của bạn lên JobStreet.com.
Khám phá những bài viết liên quan:

Phân loại các kiểu viết email


loai-email
Email là một công cụ tuyệt vời để liên lạc. Nó cho phép chúng ta trò chuyện với mọi người trên toàn thế giới trong khi cung cấp một chuỗi thông tin hữu ích. Email đã trở thành điều quan trọng cho công việc của chúng ta, thật khó để tưởng tượng cuộc sống mà không có email.
Mặc dù email rất tiện lợi và hiệu quả, nó vẫn có các lỗi và khuyết điểm. Mọi người sẽ có nhiều cách giao tiếp khác nhau qua email, điều đó có thể đưa ra những thách thức khi bạn đang cố gắng để xác nhận chi tiết kế hoạch, thu thập thông tin, hoặc nhận bất kỳ vấn đề liên quan đến công việc nào khác qua email.
Làm việc với một số kiểu email đặc biệt khó khăn? Dưới đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để đối phó với các loại email này khiến bạn không bị trễ thời hạn, hoặc rơi vào một tình huống phức tạp.
  • The Black Hole (Hố đen vũ trụ).
The Black Hole không bao giờ phản hồi lại email của họ. Ngay cả khi nếu bạn yêu cầu trả lời xác nhận hoặc đánh dấu các email của bạn với họ bằng urgent flag (nhãn khẩn cấp). Điều này có thể rất bức xúc nếu bạn đang chờ đợi thông tin từ họ, nhưng đừng lo lắng. Thay vì gửi email cho họ, tốt nhất bạn nên làm việc trực tiếp qua điện thoại với họ, hoặc nếu bạn làm việc với họ trong cùng một công ty, hãy trực tiếp nói chuyện với họ tại bàn làm việc của họ.
Nếu bạn cần phải có tài liệu cụ thể để xác nhận những gì bạn đã thảo luận, hãy viết một email thật ngắn sau khi đã điện thoại hoặc nói chuyện riêng với họ, xác nhận những gì bạn đã thảo luận với họ.
  • The Over-Communicator (Giao tiếp quá mức).
Bạn sẽ biết có một Over-Communicator bởi xu hướng của họ là sẽ gọi điện hoặc chạy đến bàn làm việc của bạn để báo cho bạn biết họ vừa gửi cho bạn một email. Điều này có vẻ như không cần thiết, nhưng hãy nhớ là một số người chỉ đơn giản là thích giao tiếp cá nhân nhiều hơn, hoặc có thể không đủ tự tin để sử dụng công nghệ.
Hãy làm cho người Over-Communicators hài lòng bởi phản hồi ngay khi có thể để xác nhận bạn đã nhận được email của họ, và đảm bảo rằng bạn sẽ hồi đáp với họ về vấn đề mà họ nêu lên trong email trong thời gian ngắn. Hãy đánh dấu các email của họ để xem khi bạn có thời gian, và cố gắng không để họ chờ đợi email của bạn quá lâu.
  • The Rambler (Dài dòng).
Nếu bạn phải đọc hết các email dài dòng, lan man để  tìm ra các thông tin bạn thực sự cần,  bạn đang làm việc với một Rambler.Hãy hít thở, lướt nội dung của họ  một cách nhanh chóng và hiệu quả hết mức có thể, và chọn ra các thông tin có liên quan nhất.
Nếu bạn cần xác nhận, phản hồi với những điểm nhấn ngắn gọn. Hy vọng rằng … họ sẽ sớm nhận ra điều này.
  •  The Single-Word Replier
Là ngược lại với The Rambler, thường phản hồi một cách ngắn gọn, đôi khi ngắn gọn quá mức và có phần hơi thiếu tế nhị như “okay”, “no” hoặc “Wednesday”. Đừng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân – thay vào đó, hãy vui lên vì ít ra bạn đã nhận được phản hồi.
Những người này thường bị áp lực về thời gian,hoặc thích tiếp cận một cách trực tiếp. Hãy giữ liên lạc với họ một cách thân thiện, nhưng đi thẳng vào vấn đề. Nếu email của họ quá ngắn khiến bạn không nhận được lượng thông tin bạn cần, hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho họ để xác nhận
  • The LOLcats Sender. 
Dù cho họ thích gửi những icon cảm xúc, những chuyện tiếu lâm, những trích dẫn đầy cảm hứng, video gây cười. Người gửi có thể làm tắc nghẽn hộp thư đến của bạn với các thư rác không liên quan. Một số người đón nhận những email này như một trò tiêu khiển mang lại cảm giác tốt. Trong khi những người khác bỏ qua chúng bởi đang ngập đầu trong công việc.
Nếu bạn là tuýp người thứ hai, tốt nhất là nên lịch sự đề nghị họ ngừng gửi cho bạn những dạng email như vậy trong tương lai. Nếu bạn không muốn làm tổn thương, người đó, bạn  có thể tạo ra một thư mục cụ thể dành cho loại email này – chỉ cần chắc chắn là bạn sẽ kiểm tra nó một cách thường xuyên để tránh việc bỏ lỡ bất cứ  điều gì liên quan đến công việc.

Sunday, 27 December 2015

Bạn không tìm thấy email xác thực tài khoản?

  • Hãy tìm trong thư mục “Bulk”, “Junk” hoặc “Spam” trong hộp thư của bạn. Thêm lina@jobstreet.com vào sổ địa chỉ của bạn để tránh trường hợp email từ JobStreet bị chặn bởi bộ lọc.
  • Kiểm tra lại địa chỉ email. Nhấn vào liên kết “Thay đổi địa chỉ email” để thay đổi địa chỉ email của bạn nếu cần thiết.
  • Nếu vẫn chưa tìm thấy email xác thực, hãy liên hệ ngay với JobStreet.com qua số 39118333 Ext: 121 hoặc gửi phản hồi về info-vn@jobstreet.com.
Lưu ý: Lưu ý: Đối với người dùng địa chỉ email của Yahoo, bạn vui lòng kiểm tra lại tên miền mà bạn đã đăng ký với Yahoo. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.


Việc làm phù hợp và hồ sơ gợi ý việc làm từ LiNa
LiNa là Hệ Thống Gợi Ý Việc Làm Trực Tuyến tại JobStreet.com. “Việc làm phù hợp từ LiNa” sẽ gợi ý các công việc dựa trên Hồ Sơ LiNa của bạn. Bạn có thể xem được những kết quả việc làm phù hợp mới nhất trên “Trang Chủ” tại tài khoản JobStreet.com của bạn, hoặc đăng ký nhận Thông Báo Việc Làm từ LiNa hàng ngày hoặc hàng tuần để LiNa gửi việc làm trực tiếp đến email của bạn.
Dựa trên sự quan tâm và mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn có thể điều chỉnh mục Thông Báo Việc Làm từ LiNa (hoặc hồ sơ LiNa) để có thể nhận được những thông báo việc làm phù hợp với bản thân nhất. Chỉnh sửa Hồ Sơ LiNa của bạn bằng cách thay đổi một số tiêu chí như địa điểm, chuyên ngành, số năm kinh nghiệm, chuyên ngành học, việc làm toàn thời gian/bán thời gian và các tiêu chí khác. Bạn có thể tạo được tối đa 3 Hồ Sơ LiNa với những tiêu chí việc làm khác nhau.
Để tuỳ chỉnh Hồ Sơ LiNa:
  1. Đăng nhập vào tài khoản JobStreet.com của bạn
  2. Nhấn chọn “Trang Chủ”
  3. Trong mục “Việc làm phù hợp từ LiNa”, chọn Hồ Sơ LiNa mà bạn muốn thay đổi
  4. Nhấn chọn “Các tiêu chí của bạn”
  5. Chọn tiêu chí phù hợp với bạn
  6. Nhấn chọn “Lưu & Xem các việc làm phù hợp”
Để tạo Hồ Sơ LiNa mới, vui lòng làm theo các bước sau:
  1. Đăng nhập vào tài khoản của bạn tại JobStreet.com
  2. Nhấn chọn “Trang Chủ”
  3. Trong mục “Việc làm phù hợp từ LiNa”, chọn mục “Tạo/Chỉnh Sửa Thông Báo” để tạo Hồ Sơ LiNa mới
  4. Nhấn chọn “Tạo Thông Báo Việc Làm mới”
  5. Chọn tiêu chí phù hợp với bạn
  6. Nhấn chọn “Lưu & Xem các việc làm phù hợp”
*Lưu ý rằng mỗi Hồ Sơ LiNa sẽ có một Thông Báo Việc Làm từ LiNa riêng được gửi đến email của bạn. Tần suất email có thể được điều chỉnh trong từng Hồ Sơ LiNa.

Chuẩn bị thế nào cho buổi phỏng vấn việc làm thành công?

meo-phong-van
Vậy là bạn đã được mời phỏng vấn việc làm – rất tốt! Điều này có nghĩa là bạn đã tiến một bước gần hơn đến cơ hội việc làm mới, tuy nhiên, một buổi phỏng vấn việc làm cũng sẽ rất căng thẳng. Do đó, bạn cần chuẩn bị để có thể tự tin trả lời tất cả các câu hỏi được đặt ra cho bạn trong buổi phỏng vấn.
Điều gì chờ bạn trước mắt
Câu hỏi phỏng vấn xin việc có thể rất khác nhau, và những người phỏng vấn khi đặt câu hỏi sẽ có thái độ khác nhau, từ giữ khoảng cánh và ân cần hoặc thoải mái và tự nhiên hơn. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời mẫu có thể giúp bạn đoán được những gì sẽ xảy ra trong buổi phỏng vấn.
Các câu hỏi hành vi
Ví dụ: “Mô tả một thời điểm khi bạn đưa ra một sáng kiến tại nơi làm việc.”
Nên trả lời như thế nào: Những câu hỏi này yêu cầu bạn hướng tới các kinh nghiệm của riêng tại một điểm thời gian, khi bạn có cách cư xử nhất định nào đó. Chúng được thiết kế để cung cấp cho người phỏng vấn một ý tưởng về cách bạn có thể hành xử trong tương lai, dựa vào quá khứ của bạn, do đó hãy chắc chắn rằng bạn đã học thuộc lòng một số mốc quan trọng trong sự nghiệp của bạn mà bạn tự hào để trình bày.
Các câu hỏi tình huống
Ví dụ: “Bạn sẽ làm thế nào để xoay xở một khối lượng công việc lớn trong một thời hạn như nhau?”
Nên trả lời như thế nào: câu hỏi tình huống tương tự như câu hỏi về phản ứng, tuy nhiên họ buộc bạn nói về cách bạn sẽ đối phó với một vấn đề cụ thể trong tương lai. Điều này thường đòi hỏi nhận thức chung. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn luôn điều chỉnh câu trả lời của bạn để nhà tuyển dụng cảm thấy phản ứng của bạn sẽ có lợi cho công ty họ.
Các câu hỏi năng lực / khả năng
Ví dụ: điểm mạnh của bạn là gì?
Nên trả lời như thế nào: Khi được hỏi các câu hỏi về khả năng của bạn, tránh khoe khoang. Thay vào đó, đưa ra ba điểm mạnh của bạn và làm thế nào để nhà tuyển dụng thấy có lợi cho họ, tập trung vào những câu trả lời thể hiện được rằng bạn sẽ mang lại lợi ích cho công ty phỏng vấn bạn.
Các câu hỏi giao tiếp và văn hóa
Ví dụ: Bạn nghĩ các đồng nghiệp của bạn sẽ mô tả bạn là người như thế nào?
Nên trả lời như thế nào: Nhà tuyển dụng thường muốn biết về kỹ năng giao tiếp của bạn và cách bạn làm việc trong một nhóm. Câu trả lời của bạn sẽ giúp họ biết được rằng bạn có phải là một người dễ thích nghi với văn hoá hay không. Bạn có thể nói: “Các đồng nghiệp nói với tôi rằng tôi là một người biết lắng nghe” hay “… rằng tôi cởi mở và khoan dung của người khác.”
Các câu hỏi về lương
Ví dụ: “Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu?”
Nên trả lời như thế nào: Câu hỏi khó mức lương có thể được mong đợi, điều quan trọng là bạn đã chuẩn bị bằng cách dành thời gian để nghiên cứu mức lương và số tiền bạn đáng nhận được. Nếu bạn hài lòng với mức lương trước đây của bạn, bạn có thể muốn nói về một con số nào đó và cũng thể hiện sự sẵn sàng của bạn để thương lượng nếu công việc cụ thể này quan trọng hơn tiền bạc.
Một số lời khuyên cho cuộc phỏng vấn khác
- Trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, câu trả lời phải thực sự rõ ràng và ngắn gọn, đặc biệt khi bạn không thể hiện được những lợi thế của ngông ngữ cử chỉ.
- Thực hành để hoàn thiện vì vậy tranh thủ với một người bạn tạo một cuộc phỏng vấn giả với bạn.
- Nếu bạn không tìm được việc làm, học hỏi từ thất bại đó bằng cách lịch sự yêu cầu phản hồi bằng email thay vì điện thoại, bởi như vậy bạn sẽ không đặt nhà tuyển dụng vào tình huống khó xử.

Nhà tuyển dụng xem gì trong hồ sơ việc làm?

Nhà tuyển dụng đến từ Sao Hoả, ứng viên đến từ Sao Kim. Thật khó để viết một hồ sơ đúng chuẩn của nhà tuyển dụng.
- Một hồ sơ được xem trong bao lâu?
- Nhà tuyển dụng chú trọng những yếu tố nào trong hồ sơ?
- Làm cách nào để hồ sơ việc làm của bạn thu hút được sự chú ý từ nhà tuyển dụng?
Đó có phải là những câu hỏi của bạn khi nhấn nút nộp đơn xin việc cho một vị trí việc làm? Một nghiên cứu gần đây của JobStreet.com về hồ sơ việc làm đúng chuẩn đối với nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho bạn một công cụ để tối ưu hoá thành công cho hồ sơ việc làm của bạn.infographic-don-xin-viecKhông quá khó để hiểu nhà tuyển dụng muốn gì. Bạn đã sẵn sàng cập nhật hồ sơ việc làm trực tuyến Jobstreet của bạn để đạt được thành công tìm việc làm mới?

Tìm việc làm nhanh hơn với hồ sơ hiệu quả


ho-so-viec-lam
Viết và trình bày 1 hồ sơ việc làm hiệu quả là chiếc vé để tìm 1 công việc mới. Hồ sơ việc làm không chỉ giúp bạn có được công việc, mà còn đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp bạn nhận được mức lương cao hơn hay chức vụ quản lý. Hồ sơ ứng tuyển là 1 tài liệu để tiếp thị, quảng bá bản than. Tuy nhiên ranh giới giữa quảng bá hình ảnh hiệu quả và tỏ ra kiêu căng rất mỏng manh. Để nổi bật hơn các đối thủ khác, đơn xin việc cần được viết, trình bày và định dạng đúng cách. Đừng quên rằng với mỗi vị trí việc làm, bạn nhiều khả năng phải cạnh tranh với các ứng viên khác có cùng kỹ năng và kinh nghiệm.
Vậy làm thế nào để đảm bảo rằng tính chuyên nghiệp của bạn được chú ý? Bạn cần làm những gì để tự cho mình cơ hội giành được cuộc phỏng vấn? Câu trả lời rất đơn giản: chìa khóa để viết hồ sơ việc làm là quảng cáo những kỹ năng quan trọng, kinh nghiệm và thành tích đạt được trước đây để người đọc (nhà tuyển dụng) hiểu được giá trị bạn đem đến cho công ty của họ.
Dưới đây là 5 điều nên làm để viết 1 lý lịch hiệu quả:
1. Tập trung vào thành tích – không phải nhiệm vụ và trách nhiệm:
Nhà tuyển dụng thường ít quan tâm đến công việc hàng ngày của bạn mà cái họ chú ý hơn là những thành tựu và thành công trước đó. Nếu hồ sơ việc làm của bạn giống như một danh sách dài những trách nhiệm hàng ngày, thì đã đến lúc chuyển nó thành một hồ sơ dựa trên thành tích để truyền đạt những giá trị bạn mang đến cho nhà tuyển dụng cũ và hiện giờ. Bảng kê thành tích có hiệu quả cao trong việc thu hút nhà tuyển dụng và khiến hồ sơ việc làm của bạn nổi bật và khác biệt hơn so với các đối thủ khác.
2. Ví dụ về thành tựu bạn có thể tập trung bao gồm:
  • Cách mấu chốt để tăng doanh thu
  • Làm thế nào để giảm chi phí hoặc tối đa hóa hiệu quả kinh doanh
  • Những ý tưởng mới, sáng tạo hay thay đổi được thực hiện đem đến hiệu quả tích cực
  • Giải thưởng, danh hiệu hay vinh danh đặc biệt (đào tạo ngoại khóa hoặc chứng chỉ)
  • Đào tạo hoặc tư vấn nhân viên
3. Sử dụng ví dụ định lượng
Quan trọng không kém việc tập trung vào thành tích, cách tốt nhất làm nổi bật thành công là thông qua ví dụ. Sử dụng những con số, hình ảnh thống kê để chứng minh cho bảng kê trên. Ví dụ như, thay vì nói rõ bạn “tăng doanh số bán hàng, dẫn đến doanh thu cao hơn”, hãy thêm vào con số cụ thể để trình bày bức tranh hoàn chỉnh với nhà tuyển dụng: “ tăng doanh số 25% trong vòng 6 tháng”.
4. Sử dụng các từ khóa chiến lược:
Sử dụng những từ khóa chiến lược xuyên suốt hồ sơ việc làm không chỉ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, mà còn đảm bảo tính chuyên nghiệp sẽ không bị sàng lọc khỏi những nhà tuyển dụng sử dụng các hệ thống tự động để hỗ trợ chọn lọc hồ sơ ứng viên.
Xây dựng bản mô tả sơ lược hoặc tóm tắt trình độ chuyên môn:
Một hồ sơ việc làm hiệu quả sẽ thu hút người đọc trong vòng 10 giây đầu tiên tính từ lúc mở ra. Hồ sơ ứng tuyển tốt nhất sẽ tạo ra ấn tượng tuyệt vời đầu tiên giữ cho người đọc chú ý lâu hơn. Xây dựng mô tả sơ lược hoặc tóm tắt trình độ chuyên môn ngay đầu hồ sơ là cách tuyệt vời để giới thiệu bản thân với người đọc và ngay lập tức miêu tả kĩ năng và trình độ trực tiếp tới nhà tuyển dụng.
5. Loại bỏ thông tin không cần thiết:
Chỉ giữ lại những thông tin quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển sẽ làm tăng giá trị đơn xin việc của bạn. Thông tin không liên quan chỉ gây tốn diện tích và càng cho nhà tuyển dụng lý do loại bỏ hồ sơ đó. Đảm bảo rằng hồ sơ việc làm của bạn nhắm vào mô tả công việc. Ví dụ như, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí giám đốc dự án, chắc chắn rằng hồ sơ cần được làm nổi bật kỹ năng quản lý dự án. Nhớ rằng hồ sơ việc làm là tài liệu tiếp thị, hãy bảo đảm nó được tiếp thị đúng cách.
Viết 1 hồ sơ việc làm hiệu quả giúp mở ra cánh cửa và cơ hội mới cuối cùng dẫn đến số buổi phỏng vấn ngày càng tăng lên. Tập trung vào việc quảng bá tất cả các kỹ năng quan trọng sẽ giúp bạn trở nên lý tưởng trong mắt nhà tuyển dụng. Một khi đã đặt chân vào cánh cửa, bạn có thể bắt đầu nắm giữ cuộc phỏng vấn.

Hướng dẫn cách viết hồ sơ ứng tuyển ấn tượng và thuyết phục


“Hồ sơ ứng tuyển là điểm kết nối ban đầu giữa bạn và nhà tuyển dụng; Vì thế, hãy cố gắng tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp”.
Hiện nay, một mẩu tin đăng trên trang tuyển dụng trực tuyến (như www.jobstreet.com) có thể nhanh chóng thu hút trên 100 hồ sơ ứng tuyển. Vậy làm cách nào để hồ sơ của bạn thật sự nổi bật, được nhà tuyển dụng lựa chọn và mời tham gia phỏng vấn?
Là một chuyên gia nhân sự, và được chứng nhận về phương pháp viết hồ sơ ứng tuyển hiệu quả, tôi đã xem qua hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển của ứng viên cũng như tham dự khá nhiều các buổi phỏng vấn. Một minh chứng rõ ràng đó là những hồ sơ ứng tuyển nổi bật luôn nhanh chóng nhận được sự chú ý của các Giám Đốc Nhân Sự, và hiển nhiên ứng viên đó dễ dàng vượt lên trước và dành một suất tham dự phỏng vấn trong cuộc chiến tuyển dụng đầy cam go. Và cũng không mấy khó khăn để các ứng viên giành được công việc mơ ước nếu biết phương pháp làm nổi bật hồ sơ của mình hơn hồ sơ của các ứng viên khác.
Những gợi ý sau sẽ giúp hồ sơ ứng tuyển của bạn trở nên khác biệt và thu hút:
Đầu tiên, hồ sơ của bạn phải nêu lên được các vấn đề:
  • “Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?”
  • “Bạn sẽ đem lại những giá trị gì cho công ty?”
  • “Bạn sẽ cống hiến cho công ty bằng cách nào?”
Tiếp đến là một vài bí quyết cần cân nhắc trước khi bạn bắt tay vào viết hồ sơ tìm việc:
Trước tiên, bạn nên bắt đầu hồ sơ ứng tuyển với phần tóm tắt về bằng cấp với khoảng từ 3 -5 dòng về kinh nghiệm làm việc. Trừ khi bạn không phải là sinh viên mới ra trường hoặc chuyển đổi ngành nghề, mục tiêu nghề nghiệp sẽ không là một lựa chọn thích hợp để bắt đầu hồ sơ xin việc. Tôi đã quan sát nhiều nhân viên có kinh nghiệm, thậm chí có kinh nghiệm quản lý cấp cao vẫn thường bỏ qua điều này. Kết quả là họ đã bỏ lỡ cơ hội làm nổi bật bản thân trong việc ứng tuyển, ví dụ: “hơn 15 năm kinh nghiệm về Tiếp Thị Sản Phẩm (Product Marketing)”.
Tiếp theo nữa, hãy liệt kê những điểm mạnh nghề nghiệp của bạn. Đừng liệt kê chung chung, đồng thời sử dụng những từ khóa hoặc từ ngữ với sắc thái mạnh để chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy, ví dụ:“Quản trị Marketing” (Marketing Management), “Kiểm soát chi phí” (Cost Controls) hay “Huấn luyện về sản phẩm” (Product Training).
Liệt kê rõ ràng, chi tiết về thành tích bạn đã đạt được theo từng chức vụ và vị trí đảm nhiệm. Đừng chỉ mô tả chi tiết công việc và trách nhiệm bạn phải hoàn thành; mà hãy tiến xa hơn bằng cách nêu rõ bạn đã góp phần tạo nên sự thành công cho công ty trước như thế nào. Nếu có thể, định lượng cụ thể thành tích của bạn, ví dụ “tăng doanh số Sales vượt hơn 80% với sản phẩm mới ra mắt và những chiến lược đổi mới về định giá”
Sau khi hoàn tất phần mô tả kinh nghiệm làm việc và thành tích đạt được, bạn nên đề cập đến bằng cấp chính quy và những khóa đào tạo chuyên nghiệp mình đã tham gia. Hình thức trình bày cần nêu rõ tên hệ đào tạo, tên trường và năm tốt nghiệp và nhớ.. hãy luôn thành thật với các thông tin. Ví dụ, nếu bạn đã hoàn thành khóa học 3 năm nhưng vẫn chưa tốt nghiệp, đừng viết rằng bạn đã quên nhận bằng tốt nghiệp.
Đầu tư thêm thời gian để đảm bảo hồ sơ ứng tuyển của bạn được trình bày rõ ràng, ấn tượng và thu hút. Nhớ chỉnh lại định dạng hồ sơ ứng tuyển của bạn. Chọn chính xác kiểu chữ và hình thức trình bày để tránh nhiều khoảng trống không cần thiết trong văn bản. Nhưng cũng đừng nên nhồi nhét quá nhiều thông tin trên một trang văn bản. Nhìn tổng quan, hồ sơ của bạn nên rõ ràng, cân đối và chuyên nghiệp.
Bạn phải luôn ghi nhớ hồ sơ ứng tuyển công việc không đơn thuần là bảng tổng kết kinh nghiệm làm việc, mà là một bảng “kế hoạch Marketing” hoàn hảo về bản thân bạn. Hồ sơ cá nhân của bạn sẽ giúp bạn ghi những điểm đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng trước khi họ quyết định mời bạn tham dự phỏng vấn. Vì thế, sự đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tạo được những ấn tượng tốt đẹp ngay từ ban đầu.
Để được tư vấn hồ sơ miễn phí, hãy liên lạc với chúng tôi qua info-vn@jobstreet.com. Thông tin của bạn sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng tham khảo trong nội bộ.

Đối mặt với thiếu hụt nhân sự trong thời kỳ hội nhập

Buổi tọa đàm mang tên Café Nhân Sự do JobStreet.com được tổ chức ngày 17 tháng 12 năm 2015 với sự tham dự của hơn 400 khách mời là các Giám đốc, Chuyên gia nhân sự đến từ các doanh nghiệp như: Wall Street English, Nguyễn Kim, Jetstar Pacific Airlines, AEON Mall, MobiFone…
Trong buổi toạ đàm, JobStreet.com đã cập nhật các xu hướng mới trong thị trường tuyển dụng 2015, đồng thời có những câu hỏi được đặt ra xoay quanh các vấn đề chung mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải.
Khó tuyển dụng nhân sự trình độ cao
“Một trong những vấn đề nan giải hiện nay đó là nguồn cung nhân lực đặc biệt ở phân khúc cấp cao còn hạn chế. Làm thế nào để doanh nghiệp tìm được đúng người và giữ chân họ làm việc lâu dài tại công ty là vấn đề chúng tôi đang phải đối mặt.”– Anh Bá Cương – Quản lý bộ phận tuyển dụng Big C đưa ra một vấn đề đang là tình hình chung các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải.
Quả thật, thị trường tuyển dụng đang thay đổi, cán cân lợi thế dần nghiêng về phía ứng viên khiến mức độ cạnh tranh để thu hút nhân tài giữa các doanh nghiệp ngày càng mạnh. Đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khi ngân sách dành cho tuyển dụng và thu hút nhân tài còn hạn hẹp.
“Rõ ràng đối với một công ty nhỏ, việc xây dựng một đội ngũ nhân sự chủ lực là việc ưu tiên hàng đầu. Với đối tượng nhân sự cấp cao này, họ sẽ có những mong đợi nhất định về lương, thăng tiến nghề nghiệp v.v.” – Chị Diệu Anh – Giám đốc công ty AIM Academy cho biết.
Nguồn ứng viên giới hạn dẫn đến các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn giải pháp “săn người” từ công ty đối thủ, điều này vô hình chung làm cho nguồn cung ứng viên với kỹ năng và kiến thức cần thiết để đáp ứng công việc không được mở rộng dẫn đến 86% doanh nghiệp cho rằng khó tuyển dụng nhân sự trình độ cao tại Việt Nam, cao nhất so với khu vực.
khó khăn tuyển dụng nhân sự trình độ cao
Những vấn đề được nêu ra trên đây cũng chính là điều một số lớn các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải và đâu sẽ là giải pháp?
Quảng bá thương hiệu tuyển dụng là vấn đề cấp thiết
“Trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường nhân sự, nhà tuyển dụng cần chú trọng hơn đến việc có một chiến lược tổng thể trong quảng bá thương hiệu tuyển dụng để thu hút nhân tài. Đây không chỉ là vấn đề cấp thiết tại các công ty lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nên cân nhắc xây dựng ngay tại thời điểm hiện tại đặc biệt khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam” bà Angie Phang – Tổng giám đốc JobStreet.com Việt Nam nhận xét.
Nhà tuyển dụng cũng cần biết quảng bá thương hiệu công ty qua chính mẩu tin quảng cáo việc làm để thu hút ứng viên. Mức lương, cơ hội thăng tiến, mô tả công việc cũng như môi trường làm việc… là những điều khiến ứng viên cân nhắc khi ứng tuyển việc làm.
Ứng viên tìm kiếm điều gì khi ứng tuyển việc làm
Thăng tiến nghề nghiệp là điều mà ứng viên cân nhắc khi ứng tuyển việc làm
“Một thương hiệu sản phẩm tốt chưa chắc mang lại thương hiệu tuyển dụng tốt và ngược lại. Thương hiệu tuyển dụng phản ánh nhiều hơn về nội lực của công ty về giá trị, đãi ngộ và môi trường văn hóa… Trách nhiệm chính để xây dựng điều này vẫn nên là bộ phận tuyển dụng dưới sự hỗ trợ của Marketing để quảng bá nhiều hơn” – Chị Linh Châu, phụ trách tuyển dụng công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ chia sẻ.
Với mẩu tin tuyển dụng 5 sao – 5 stars job ad, các doanh nghiệp sẽ được thoải mái thể hiện những thông tin về mức lương, bản đồ địa điểm công ty… mà không bị giới hạn về số ký tự cũng như độ dài của mẩu tin. Những mẩu tin này ngoài chức năng giúp nhà tuyển dụng quảng cáo việc làm đến ứng viên, còn giúp quảng bá thương hiệu miễn phí khi liên kết trực tiếp mẩu tin với trang hồ sơ doanh nghiệp thể hiện đầy đủ hình ảnh, logo, thông tin về công ty trên JobStreet.com. Do đó, ứng viên khi tìm việc sẽ dễ dàng hình dung về văn hoá, môi trường làm việc và cân nhắc sự phù hợp của bản thân đối với công ty trước khi nghiêm túc ứng tuyển.
Bên cạnh đó, việc xây dựng ngân hàng nhân tài là điều nhà tuyển dụng cần sớm đầu tư để từ đó doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhiều hồ sơ ứng viên, tuyển chọn những ứng viên phù hợp nhất và gắn bó lâu dài với công ty.

Thông tin về JobStreet.com
JobStreet.com (www.jobstreet.vn) là mạng quảng cáo việc làm số 1 Đông Nam Á hiện đang có mặt tại Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia, và Việt Nam. Tháng 11/2014, JobStreet.com chính thức trở thành thành viên của SEEK Limited được niêm yết trên sàn chứng khoán Úc (Australian Stock Exchange) và là mạng việc làm lớn nhất thế giới trên phương diện thị trường vốn hoá. Là thành viên của SEEK, JobStreet.com có thể tận dụng sản phẩm đẳng cấp quốc tế để kết nối và phục vụ hơn 300,000 công ty với hơn 15,000,000 lượt ứng viên trên toàn Đông Nam Á.

Mọi thông tin về truyền thông xin vui lòng liên hệ:
Đỗ Ngọc Đỉnh (Mr.)
Chuyên viên Truyền Thông
Công ty TNHH JobStreet Việt Nam
3A-5B Nguyễn Văn  Thủ, P.Đa Kao, Q.1, TP. HCM
ĐT: 08 – 3911 8333 – 0907 961 303
Email: dinh.do@jobstreet.com